1. Cài đặt phần mềm bức tường lửa gia đình (firewall) và phần mềm chống virus.
2. Cẩn thận khi gửi thông tin đặc biệt là địa chỉ, số điện thoại, tên tuổi của những thành viên trong gia đình bạn.
3. Không tải xuống máy tính bất cứ thứ gì trừ khi bạn tin tưởng vào người gửi và nguồn gốc file gửi kèm. Những e-mail lạ có thể chứa các phần mềm gián điệp và file đính kèm virus...
4. Sử dụng một địa chỉ e-mail phụ đển tránh trường hợp bị “bom thư". 5. Không để cho trình duyệt trở thành một kẻ đưa tin.
6. Bạn hãy kiểm tra chính sách về bí mật cá nhân của Website mà bạn ghé thăm.
7. Không chấp nhận các cookie không cần thiết mặc dù các cookie giúp cho bạn mua hàng trực tuyến dễ dàng.
8. Mã hoá các dữ liệu nhạy cảm, chẳng hạn như số thẻ tín dụng hoặc các thông tin tài chính khác qua Internet.
9. Sử dụng một ẩn danh khi truy cập vào Internet.
10. Xóa cache sau khi lướt Web bằng cách vào Preferences của trình duyệt Netscape hoặc thực đơn Tool/Internet Option của trình duyệt IE.
Tuy nhiên đối với một hệ thống thì việc bảo mật thông tin và an toàn hệ thống thường gặp khó khăn hơn rất nhiều. Một số chuyên gia bảo vệ mạng đưa ra lời khuyên:
- Các doanh nghiệp cần phải thiết lập chính sách và biện pháp bảo mật rõ ràng.
- Trang bị cho nhân viên đầy đủ nhận thức về vấn đề bảo mật và các biện pháp phòng ngừa.
- Ghi chép nhật ký hoạt động của hệ thống và thành lập đội phản ứng nhanh để kịp thời phát hiện các vụ xâm nhập.
- Cập nhật các bản sửa lỗi, nâng cấp các phần mềm trên máy chủ, đặc biệt là cập nhật các chương trình diệt virus.
- Cấu hình đúng các máy chủ Web, bức tường lửa (firewall) và thiết lập danh sách kiểm soát truy cập bộ định tuyến (router), hoặc danh sách kiểm soát việc truy cập của các ứng dụng mới.