MainRegistrationLogin I'm LeHunGvna Thứ 5, 28/11/2024, 22:40:37
  Hướng dẫn sử dụng Photoshop 6.0( Chương 6) - Diễn Đàn Welcome Guest | RSS

[ New messages · Members · Forum rules · Search · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
Forum moderator: lehungvna  
Hướng dẫn sử dụng Photoshop 6.0( Chương 6)
lehungvnaDate: Thứ 2, 15/12/2008, 12:41:34 | Message # 1
Admin
Group: Administrators
Messages: 227
Reputation: 0
Status: Offline
1. Khái quát về công cụ Type

Mẹo về Font: Nếu bạn down được một Font chữ nào đó mà bạn chỉ muốn dùng ở PTS thay vì phải gắn nó vào Font Folder trong hệ điều hành bạn có thể install Font đó vào Adobe . Trong Window system, Abode font fold được đặt ở: Program Files\common\Files\Adobe\Fonts. Những Font chữ được install vào phần này sẽ có thể được hiển thị trong hầu hết những phiên bản gần đây, nhưng không thể hiển thị ở những ứng dụng khác. Sẽ rất thuận tiện nếu bạn tạo ra nhiều font hơn trong ứng dụng của bạn mà không phải load font đó vào hệ điều hành.

Lệnh gõ tawt cho công cụ Type Tool là T. Trong PTS 6, hầu hết tuỳ biến của các công cụ đều hiển thị trên thanh Option Bar mỗi khi một công cụ nào đó được lựa chọn. Bạn sẽ nhận ra có 4 nút trên Option Bar.

Hai nút đầu tiên trong nhóm dùng để tạo một Type Layer mới, hoặc tạo một Type Mask. Hai nút còn lại trong nhóm thứ hai dùng để chọn để viết Text theo chiều ngang hoặc theo hàng dọc.

Để tạo ra một Type layer thông thường, bạn phải chọn công cụ Type Tool và để ý xem nút Type Tool có được ấn lõm xuống không? sau đó thì nháy chuột vào tài liệu và viết. Bạn có thể nhấp và kéo một hình vuông bằng công cụ Type Tool để tạo ra một cột Text. Điều này hữu dụng khi bạn muốn tạo một khổ chữ lớn. Trước khi bạn nhấp chuột vào tài liệu, nhìn vào biểu tượng con trỏ hình chữ I xuất hiện khi bạn di chuyển con trỏ vào trong vùng tài liệu. Chú ý một đường kẻ ngang giao nhau với biểu tượng I. Đường thẳng này chỉ ra vạch ranh giới của vùng chữ. Nó hữu dụng khi bạn cần căn chỉnh đường ranh giới của vùng chữ với một hình khác ở trong tài liệu cùa bạn. Tốt hơn hết là thực tập để biết rõ hơn. Bây giờ bạn hãy gõ một vài chữ bất kỳ và chúng ta sẽ xem xét tuỳ biến của Type Tool. Bạn có thể thiết lập tuỳ biến Type Tool thông qua Option Bar trước khi bạn gõ chữ, hoặc bạn có thể sử dụng Option Bar để chỉnh sửa chữ khi bạn đang trong Type Tool mode. Bạn có thể thay đổi định dạng của từng chữ hoặc từng từ bằng cách bôi đen nó và thay đổi theo ý bạn.

Hai hình dưới đây trong Option Bar, chắc tôi không cần phải giải thích cho các bạn chứ? bạn có thể tự tìm hiểu những tuỳ biến của nó. Rất dễ vì nó tương tự trong Word hoặc rất hình tượng.

Chỉ có nút cuối cùng là Character Palette. Chúng ta sẽ bàn đến Warp Text và Type Tool Palette sau.

Khi bạn đang trong chế độ Type Mode, bạn có thể giữ phím Ctrl và con trỏ sẽ biến thành Move Tool, nó cho phép bạn định vị lại dòng chữ mà không cần phải thoát khỏi Type Tool. Bạn cũng dễ thấy rằng khi bạn nhấn phím Enter se cho phép bạn chuyển xuống dòng mới.

Bạn có thể nhận vùng Type và thoát khỏi vùng Type bằng một trong 3 cách sau:

Nhấn phím Enter trong vùng phím số (Máy desktop)

Chọn một công cụ khác trong Tool Box

Chọn dấu Tick trong Option Bar

Để thoát khỏi Type Mode mà không thêm chữ bạn có thể nhấn phím Esc hoặc nhấn vào dấu "X" trên thanh Option Bar.

Một khi bạn đã gõ vài chữ vào tài liệu của bạn, bạn sẽ thấy một layer chứa chữ. Tất cả những Type Layer đều có chữ T ở trong hình nhỏ của Layer Palette. Nháy đúp vào chữ biểu tượng chữ T sẽ đưa bạn trở lại chế độ chỉnh sửa, và nó sẽ tự động lựa chọn để bạn thay đổi. Nếu bạn lựa chọn công cụ Type Tool và nhấp vào bất cứ chữ nào trong tài liệu, nó sẽ tự động kích hoạt tài liệu của bạn và tự lựa chọn chế độ Type Mode.

Type Layer có thể được di chuyển bằng công cụ Move Tool và thao tác với Free Transform mode. Không giống như những layer thông thường, khi bạn Transform Type Layer, dòng chữ vẫn duy trì Crisp và Sharp. Khi định dạng lại tỉ lện trong Free Transform mode, nhơ giữ phím Shift xuống rồi kéo ở góc để giữ tỉ lệ của vùng chữ được cân đối. Tất nhiên, bạn cũng có thể tạo cho Text của bạn cao hơn, rộng hơn bằng cách sử dụng Free Transform để làm "méo" nó.

Khi Type Layer được kích hoạt, bạn sẽ nhận thấy có thêm một vài tuỳ biến ở menu phụ của Type layer. xem hình.

Trong PTS 6+ khi bạn muốn vẽ trên chữ hoặc áp dụng Filter cho nó, chữ trước hết phải được chuyển thành Pixel. Thao tác này được gọi là Rasterizing hoặc Rendering chữ. Để Rasterize bạn phải nháy chuột phải vào tên của Type layer trong Layer Palette và chọn Rasterize Layer từ menu hiện ra. Bạn cũng có thể Rasterize Type bằng cách chọn Layer > Rasterize > Type. Khi bạn Raterize Type trong PTS, bạn sẽ không được chỉnh sửa chữ và tuỳ biến định dạng nữa. Cho nên trước khi bạn rendering một Type Layer bạn nên nhân đôi layer đó trước và ẩn layer chưa render đi. Như vậy khi bạn muốn thay đổi gì ở layer type, bạn không phải quay lại từ đầu.

Sau đây là một bài thực hành để giải thích sự khác biệt giữa Type layer và Render Type:

Tạo một tài liệu mói 400x400 pixel và gõ chữ "Hello" khoảng 72 points

Nhân đôi layer lên hai lần và bạn sẽ có 3 bản copy của chữ Hello và di chuyển nó ra một chút để bạn có thể nhìn thấy từng copy.

Render một trong các layer vừa được copy.

Free Transform Layer vừa được render và điều chỉnh tỉ lệ để vừa với độ rộng của tài liệu

Free Transform những layer không được render bằng với layer ở bước 4. Chú ý độ nét của những layer được render.

Bây giờ Zoom vào Type Layer và nhìn kỹ vào chỗ cong của chữ. Bạn sẽ nhìn thấy đường viền của nó bao gồm một số màu? đây chính là lý do tại sao ta có tuỳ chọn anti-alias smoothing.

Khi bạn sử dụng Type Mask Tool thay vì Type Layer tool, tuỳ chọn vẫn như nhau, nhưng khi bạn nhấp vào tài liệu, tài liệu sẽ được Fill với một mạng che, tương tự như khi bạn ở trong chế độ Quick Mask. Khi bạn gõ, chữ sẽ vẫn hiện ra bình thường trên mạng che. Khi bạn thiết lập vùng chữ, bạn sẽ thấy một vùng lựa chọn thay vì một layer chữ bình thường. Một khi bạn đã tạo một vùng lựa chọn chữ, nó có tính năng như những vùng lựa chọn bình thường khác.

Khi bạn chọn gõ chữ theo chiều dọc, chữ sẽ được đặt theo chiều từ trên xuống dưới. Những nút căn chỉnh cũng sẽ biến đổi theo chiều dọc. Nếu bạn muốn tạo một hàng chữ dọc hai bên cạnh của một file ảnh bất kỳ, mà không phải là theo chiều dọc, bạn chỉ cần gõ bình thường theo chiều ngang và dụng Free Transform để xoay nó. Hoặc bạn bôi đen dòng chữ vào Character và Paragraph Palette, chọn mũi tên nhỏ ở menu hiện ra và chọn Rotate Character.

2. Thực hành với Type Tool

Tự làm hiệu ứng drop Shadow.

Mở một tài liệu mới và gõ vài chữ khoảng 72 points

Nhân đôi layer

Đổi màu của layer dưới cùng thành màu đen.

Di chuyển layer chữ màu đen sang bên phải vài pixel

Render (Rasterize) layer này.

Đặt tên cho layer này là "Shadow"

Vào Filter > Blur > Gaussian với radius khoảng 2-5 pixel phụ thuộc vào cỡ chữ của bạn

Điều chỉnh mức Opacity của Shadow layer như bạn thích

Nếu phần bóng được đặt trên một nền nhiều màu, thiết lập Blend mode thành Multiple để có kết quả đẹp hơn.

Chú ý: bạn có thể nói rằng tại sao phải mất thời gian thế? khi bạn chỉ cần vào Filter hoặc Layer Style, nhoáy một cái là xong. Nhưng biết thêm một cách chẳng thiệt gì phải không? và thực tập thêm về những gì bạn đã học.

Outlined Type

Mở một tài liệu mới và gõ vài chữ khoảng 72 points, đặt tên là Outline

Giữ phím Ctrl và nhấp chuột vào layer Outline trong Layer Palette để tạo vùng lựa chọn từ vùng chữ.

Tạo một layer mới dưới layer Outline

Cách 1: Dùng stroke: black, 2 pixels, outside.

Cách 2: Select > Modify > Expand > 2 pixels và tô với màu đen.

Bạn có thể dùng Layer Style để thao tác nhanh hơn. Nhưng tôi chỉ nói để bạn biết!

Photoshop 6: Layer > Layer Style > Stroke

3D Text

Mở một tài liệu mới và gõ vài chữ khoảng 72 points, đặt tên là 3D

Nhân đôi layer 3D hai lần. Bạn phải có 3 layer riêng biệt.

Di chuyển layer dưới cùng 2 pixel lên phía trên bên trái và đổi màu layer 3D thành trắng.

Di chuyển layer giữa 2 pixel xuống dưới và lệch sang phải và đổi thành màu đen.

Fill Background layer cùng màu với layer trên cùng.

Nếu bạn muốn bóng được mềm mại hơn, Merge 3 layer với nhau và áp dụng 1-2 pixel Gaussian Blur.

Move the middle layer two pixels down and two pixels right and change the type color to black.

Sử dụng Bevel & Emboss layer style/effect.

Perspective Shadow - Chữ đổ bóng

Mở một tài liệu mới và gõ vài chữ khoảng 72 points, đặt tên là Shadow

Nhân đôi layer Shadow, đặt tên cho nó là Shadow 1

Giữ phím Ctlr-T để bật Free Transform mode.

Giữ phím Ctrl và đặt ở góc phải của vùng bao quanh và kéo sang bên phải để bóp méo nó.

Rasterize Shadow layer và lock layer Transparency.

Chọn Gradient Tool và chọn Black to White.

Nhấp chuột vào chân của chữ Shadow và kéo nó đến điểm cao nhất của layer Shadow 1

Chọn layer Shadow 1 và chuyển sang công cụ Move Tool để di chuyển nó lên 1 pixel.

Motion Text

Mở một tài liệu mới và gõ vài chữ khoảng 72 points, đặt tên là Motion

Nhân đôi layer Motion

Resterize layer cuối

Filter > Stylize > Wind: Method-Wind, From the Left

Di chuyển layer Wind sang trái một vài pixel

Filter > Blur > Motion Blur: Angle-0, Distance 10-15 pixels.

Điều chỉnh vị trí của layer được Blur nếu cần

Giảm mức Opacity của layer được Blur xuống khoảng 60-80%

Glow Text

Mở một tài liệu mới và gõ vài chữ khoảng 72 points, đặt tên là Glow.

Đổi màu chữ thành màu đen

Nhân đôi layer Glow, đặt tên là Glow 2

Đổi màu layer Glow 2 thành một màu sáng

Rasterize layer Glow 2

Filter > Blur > Gaussian với radius khoang 6 pixel.

Tô layer Background bằng màu đen.

Layer Style: Dùng the Outer Glow layer style/effect.

Inner Glow and Cut-Out Text

Tạo một tài liệu mới với màu nền là trắng.

Nhân đôi Background Layer. Đặt tên cho layer vừa nhân đôi là Cutout

Chọn công cụ Type Mask Tool và gõ chữ "Cutout". Trong PTS 6 bạn chọn Type Tool và chọn Type Mask trên thanh Option bar, PTS 7 bạn giữ chuột ở công cụ Type Tool, sau đó chọn Type Mask Tool trong menu hiện ra. Chú ý rằng với Type Mask tool, nó không tạo ra một layer mới, nó chỉ tạo ra một vùng lựa chọn trên layer hiện tại

Thoát ra khỏi công cụ Type Mask Tool, trên tài liệu sẽ hiển thị một vùng lựa chọn "Cutout".

Nhấn phím Delete

Nhân đôi layer Cutout

Bỏ chọn Ctrl-D

Chọn "Cutout" layer, Lock Transparency và tô với màu đen.

Mở lock Transparency

Filter > Blur > Gaussian Blur khoảng 4 Pixel.

Bạn sẽ có hiệu ứng Inner Glow

Mở khoá di chuyển cho Cutout layer và Cutout Layer Copy

Di chuyển layer Cutout xuống dưới và lệch về bên phải 2 pixel

Đổi màu background layer thành Xanh hoặc bất cứ màu nào bạn thích.

Dùng layer styles trong PTS 6+, đổi màu chữ thành trăng và dùng Inner Shadow.

See-through Text - Chư trong suốt.

Mở một file ảnh hoặc một Texture, gõ chữ See Thru và đặt tên layer là Seethru

Chọn màu chữ là 50% xám (R120, G120, B120)

Dùng Bevel & Emboss layer style/ effect. Tuỳ biến theo ý bạn

Đặt chế độ Blend Mode cho layer Seethru là Hard Light.

Double Emboss

Mở một tài liệu và tô màu nên với bất cứ màu nào bạn muốn.

Gõ chữ "Hello" cùng màu với Background, đặt tên cho layer là Hello

Sử dụng Bevel & Emboss layer style với Pillow Emboss.

Giữ phím Ctrl và nhấp chuột vào chữ T trong layer Hello để chọn chữ Hello là vùng lựa chọn

Chọn Select > Modify > Expand > 5 Pixel

Tạo một layer mới dưới layer Hello

Tô vùng lựa chọn cùng màu với màu bạn đã dùng.

Bỏ chọn

Trong Layer Palette, kéo Layer Effect từ layer Hello và thả nó vào layer mới mà bạn tạo trong bước 6. Hoặc nháy chuột phải vào layer Hello, chọn "copy layer Style". Sau dó nháy chuột phải vào layer ở bước 6 và chọn "paste layer style


Name: Lê Mạnh Hùng
Y!M: lehungvna or to_tin_hoc
Phone: 0988.777.909 or 0912.51.66.40
Email: hunglm.nro@vietnamair.com.vn
Blog: http://360.yahoo.com/lehungvna
Website: http://lehungvna.do.am
 
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:

 

Copyright MyCorp © 2024