MainRegistrationLogin I'm LeHunGvna Thứ 5, 28/11/2024, 22:35:39
  Hướng dẫn sử dụng Photoshop 6.0( Chương 1) - Diễn Đàn Welcome Guest | RSS

[ New messages · Members · Forum rules · Search · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
Forum moderator: lehungvna  
Hướng dẫn sử dụng Photoshop 6.0( Chương 1)
lehungvnaDate: Thứ 2, 15/12/2008, 12:38:28 | Message # 1
Admin
Group: Administrators
Messages: 227
Reputation: 0
Status: Offline
1. Thanh Menu

Thanh menu bao gồm 9 menu phụ: File, Edit, Image, Layer, Select, Filter, View, Window và Help. Bỏ ra vài phút để tự khám phá thanh menu, bạn sẽ nhận ra rằng có một số menu phụ theo sau bởi 2 dấu ngoặc đơn (...). Nó có nghĩa rằng đằng sau menu này được theo sau bởi một hộp thoại mà bạn có thể thêm vào những định dạng. Một số khác được theo sau bởi những mũi tên nhỏ, nó chỉ ra rằng một menu phụ với những lệnh liên quan. Khi bạn khám phá từng menu, hãy khám phá cả những menu phụ nữa. Bạn cũng có thể để ý thấy rằng rất nhiều lệnh được theo sau bởi những lệnh bàn phím. Sau này bạn sẽ nhận ra rằng những lệnh tắt này sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian. Khi bạn đọc xong cả 8 chương này bạn sẽ học được những lệnh tắt hữu dụng nhất.

. Thêm vào thanh menu, Photoshop thường có những dòng chữ chạy theo con trỏ trên những công cụ thông dụng nhất mỗi khi bạn đưa con trỏ trượt qua nó. Điều này để làm cho bạn rõ ràng hơn khi lựa chọn công cụ làm việc.

Một trong những menu ngữ cảnh tiện dụng nhất mà có thể truy cập bằng cách nháy chuột phải/ Ctrl + click vào thành tiêu đề của một tài liệu để có đường tắt đến lệnh nhân đôi (duplicate), hình ảnh, hộp thoại kích cỡ canvas, thông tin về tệp tin và định dạng trang. Nếu bạn đã biết cách mở một file ảnh, thì cứ tự nhiên thử đi. Nếu không thì chúng ta tiếp tục bài học sau.

2. Thanh Trạng Thái

Bây giờ bạn hãy nhìn vào thanh trạng thái ở tận cùng của màn hình hiển thị. Thanh trạng thái ít khi được ngừơi dùng lưu tâm tới, nhưng nó có thể là một công cụ quý giá. Bạn phải mở một tài liệu trước khi thanh trạng thái thể hiện thông tin, vậy mở đi thôi! Lệnh tắt để mở là Ctrl+o

ở bên tận cùng trái của thanh trạng thái bạn sẽ thấy độ phóng đại của tại liệu hiện hành. Bạn có thể click chuột vào đó và đánh vào đó một số bất kỳ để thay đổi độ phóng đại của tài liệu.

Để trả lại tại liệu về 100% độ phóng đại, nháy kép vào công cụ Zoom Tool trong hộp công cụ (Tool Box). Lệnh tắt của công cụ này là Ctrl+Alt+0

Ở bên phải của ô độ phóng đại, bạn sẽ thấy một ô thể hiện kích cỡ của tại liệu. Số bên trái thể hiện độ lớn khi chưa nén của file ảnh nếu tất cả các layer bị flatten. Số bên phải thể hiện độ lớn chưa nén của tại liệu bao gồm tất cả các layers và channels. Bạn nên lưu tâm rằng cả hai chỉ số này thường thì lớn hơn độ lớn thực sự của tài liệu khi được save lại.

Kế bên độ lớn của tại liệu có một mũi tên nhỏ dẫn tới một menu. Khi làm việc với Photoshop bạn sẽ luôn thấy một mũi tên tương tự như thế này, và nhớ rằng đằng sau nó có dấu một menu phụ. Trong trường hợp này menu phu cho phép bạn thay đổi những gì thể hiện ở thanh trạng thái. Thêm vào độ lớn của tại liệu, bạn có thể lựa chọn Scratch Sizes, Efficiency, Timing, hoặc Current Tool

Bên cạnh thanh trạng thái, bạn cũng có thể thấy những thông tin quan trọng về công cụ bạn đang dùng. Nếu bạn vẫn đang lựa chon Zoom Tool, thì thanh trạng thái của bạn sẽ hiện thị "Zoom in". Nếu bạn ở ngoài vùng soạn thảo của tại liệu hãy chuyển con trỏ vào vùng soạn thảo và bạn sẽ thấy thanh trạng thái hiện ra hướng dẫn cách sử dụng công cụ đó. Bây giờ hãy nhấn phím Alt xuống và trên thanh trạng thái sẽ hiện ra "Zoom Out" và con trỏ sẽ biến thành dấu trừ. Hãy thử với lệnh Ctrl cùng với Zoom Tool và quan sát câu hướng dẫn trên thanh công cụ. Hãy thử phối hợp những lệnh như là Ctrl - Shift, hoặc Ctrl-Alt và quan sát hướng dẫn trên thanh trạng thái.

Dưới đây là một số câu lệnh tắt của Zoom Tool

Ctrl-Alt-0/ = phóng to 100%
Alt/ = Click để thu nhỏ
Ctrl/ = Tạm thời chuyển sang Move Tool
Nháy kép Hand Tool = Phóng to cho vừa với màn hình
Ctrl-0/ = Phóng to để vừa với màn hình
Ctrl-+/ = Zoom in
Ctrl--/ = zoom out

|Quay về đầu trang|

3. Tool Box - Hộp công cụ

Khi bạn nhìn vào hộp công cụ, bạn sẽ thấy một vài nút có những mũi tên nhỏ ở bên góc phải. Nó có nghĩa rằng còn có những công cụ khác được dấu bên trong. Để lấy công cụ này click chuột giữ và kéo một menu sẽ hiện ra.

Khi bạn rê chuột qua những nút khác bạn sẽ thấy một dòng chữ hiện lên chỉ ra tên của công cụ đó và lệnh gõ tắt của nó. Tất cả những Marquee Tool có lệnh gõ tắt là M. Một cách đơn giản để hoán đổi những công cụ là dùng lệnh tắt cùng với phím Shift. Với công cụ Marquee, lệnh Shift-M sẽ hoán đổi từ Rectangular thành Elliptical Marquee Tool. Single marquee row marquee tool rất ít khi được dùng cho nên phải chọn bằng hộp thoại tool box. Một câu lệnh tắt khác để hoán đổi những công cụ ẩn là Alt/ Click vào nút trong Tool Box

Ở dưới hộp Tool Box là hộp Swap Color. Đây là hộp mà nền trước và nền sau được thể hiên. Cái mũi tên nhỏ ở bên góc phải cho phép bạn hoán đổi từ nền trước thành nền sau và ngược lại. Biểu tượng nhỏ màu trắng và đen ở bên trái của Swap Color cho phép bạn quay lại chế độ mạc định ban đầu của Photoshop là đen là nền trước và trằng là nền sau. Để thay đổi màu nền, đơn giản chỉ cần click vào một trong hai nền trước và nền sau và lựa chọn một màu mới trong menu chọn màu. Hãy thử chọn màu mới và quay lại mạc định ban đầu của Photoshop.

Biểu tượng này cho phép bạn thay đổi 2 lệnh Quick Mask và Selection Mode.

Biểu tượng này cho phép bạn thay đổi giao diện của môi trường làm việc. Hãy thử click chuột vào từng biểu tượng để biết tính năng của nó là gì. Lệnh tắt cho biểu tượng này là F. Bằng cách lập lại nhấn phím F sẽ thay đổi sang 3 trạng thái.

Sau đây là một số lệnh tắt để thay đổi giao diện của môi trường làm việc. Hãy thử thực hành luôn khi bạn đọc tới nó. Shift-F thay đổi sang Full Screen modes, dấu hoặc hiện thị Toolbox, thanh trạng thái và các Palettes bằng phím Tab. Chỉ dấu mỗi Palettes và để hiện thị Toolbox sử dụng tổ hợp phím Shift-Tab

Phần cuối cùng của Toolbox là di chuyển tài liệu sang ImageReady. Chúng ta không đề cập đến ImageReady trong phần Photoshop này, bạn có thể tìm thêm tài liệu ở ngoài.

Trước khi chuyển sang Palettes, tôi tóm tắt lại những lệnh tắt chúng ta đã học ở trên.

D = Định dạng lại nền trước thành đen và nền sau thành trắng.

X = Hoán đổi vị trí giữa nền trước và nền sau

F = Hoán đổi Screen Modes

Shift-F = Bật và tắt Menu bar trong Full Screen Mode

Tab = Bật và tắt toolbox, status bar, và palettes

Shift-Tab = Bật và tắt chỉ duy nhất Palettes.

|Quay về đầu trang|

4. Palette
Để hiểu tốt hơn phần này bạn nên mởi một file ảnh bất kỳ cho tiện theo dõi.

Navigation Palette trong version 6.0 bao gồm Navigator, info và Option. Trong Version 7.0 chỉ có Navigator và Info.
khi bạn khởi động Photoshop, tất cả các Palette được hiện ra dọc theo bên phải của màn hình trong nhóm Palettes. Nhóm thứ nhất bao gồm Navigator, info và option. Tiếp theo nó là Color Swatches, Brush Palettes. Ở dưới nữa là History và Action Palettes. Cuối cùng, là Layers, Channels và Paths Palettes.

Palettes có thể di chuyển được trong môi trường làm việc bằng cách nháy vào thanh tiêu đề (màu xanh) và kéo nó. Mỗi một nhóm Palette đều có một chức năng thu nhỏ và đóng lại ở trong thanh tiêu đề. Bạn hãy thử thu nhỏ các Palettes lại đi! nếu bạn nháy vào Palettes lần nữa sẽ lại mở nó ra. Riêng Color Palette thì không thể thu nhỏ hoàn toàn, bạn thử đi!

Color Palette Expanded

Color Palette Partially Collapsed

Color Palette Completely Collapsed

Đối với những Palette chỉ đóng được một phần, bạn có thể đóng nó hoàn toàn bằng cách giữ phím Alt và nhấn vào nút thu nhỏ. Bạn cũng có thể thu nhỏ cả nhóm bằng cách nháy kép vào bất kỳ một Palettes nào. Để hiển thị lại Palette đơn giản là click một lần vào thanh Palette nếu nó ở đằng sau của nhóm hoặc nháy đúp vào nếu nó ở đằng trước của nhóm. Palette cũng có thể thay đổi kích thước bằng cách rê con trỏ ở cạnh của nó khi con trỏ biến thành mũi tên hai đầu và kéo, hoặc bằng cách kéo ở góc của nó. Chỉ có Color, Options và Info là không thể thay đổi kích thước.

Khi bạn nháy vào nút đóng ở một nhóm Palette nó sẽ đóng tất cả những Palette trong nhóm đó. Để hiện thị lại Palette bị ẩn, bạn có thể chọn hoặc trong Window Menu hoặc hiện thị nó bằng lệnh tắt. Lệnh tắt như sau

F5 = Ẩn/ hiện Brushes Palette

F6 = Ẩn/ hiện Color Palette

F7 = Ẩn/ hiện Layers Palette

F8 = Ẩn/ hiện Info Palette

F9 = Ẩn/ hiện Actions Palette

Tab = Ẩn/ hiện Toolbar và tất cả Palettes

Shift-Tab = Ẩn/ hiện tất cả Palettes

Nếu bạn muốn trả lại mạc định ban đầu của photoshop thì vào Window Menu


Name: Lê Mạnh Hùng
Y!M: lehungvna or to_tin_hoc
Phone: 0988.777.909 or 0912.51.66.40
Email: hunglm.nro@vietnamair.com.vn
Blog: http://360.yahoo.com/lehungvna
Website: http://lehungvna.do.am
 
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:

 

Copyright MyCorp © 2024