Chúng ta có thể đổ lỗi cho người sản xuất hám lợi, coi thường sức khỏe và cả tính mạng của người khác. Nhưng đôi khi, những người tiêu dùng cũng phải trách chính bản thân mình, nhiều khi đã ỷ lại, “giao phó" quá nhiều cuộc sống của chúng ta cho sự ô nhiễm của thức ăn đường phố. Chúng ta hãy cùng xem xét một số loại thực phẩm có mặt trên thị trường để thấy được mức độ “độc hại” của chúng. Đồng thời, tham khảo một số cách chế biến thực phẩm đơn giản để thấy rằng, “tự bảo vệ” mình đôi khi không mất nhiều thời gian và công sức như chúng ta tưởng tượng. Đôi khi, chúng còn trở thành một thú vui.
Đậu phụ
[img]http://docbao.vn/NewsMedia/assets/Nam2008/image_20080829/vh%20an%201.jpg[/img]
Cách làm đậu phụ rất đơn giản và tiết kiệm
Đậu tương, đậu nành… nguyên liệu để làm ra các loại đậu phụ là một loại thực phẩm rất bổ dưỡng cho cơ thể. Và theo lý thuyết thì đậu phụ cũng là một loại thực phẩm rất bổ dưỡng, lành tính, mà lại rẻ tiền. Tuy nhiên, đáng tiếc là phần lớn các cơ sở sản xuất đậu phụ hiện nay đều coi thạch cao là chất kết dính chủ chốt. Chỉ vài thìa thạch cao là đủ cho một mẻ đậu (một thùng nước đậu khoảng 40 lít).
Tuy nhiên, dùng thạch cao thì đậu sẽ không béo. Vì vậy, để tăng độ béo, thơm cho sản phẩm, người sản xuất có thể cho thêm… bột béo công nghiệp (giá vài ngàn đồng/1 gói/1kg dùng cho vài mẻ đậu).
Hậu quả: Chưa có kết luận cuối cùng về tác động của thạch cao đến sức khoẻ của người tiêu dùng. Trên lâm sàng thử nghiệm cho thấy cho quá nhiều thạch cao khiến ăn đậu như ăn vôi, gây đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.
Giải pháp: Cách làm đậu phụ rất đơn giản và tiết kiệm. Có thể kết hợp làm thêm sữa đậu nành, sữa chua đậu nành, phomat “chay”… Nguyên liệu chỉ bao gồm đậu tương và nước chua (nếu chua thì có thể dùng chanh, dấm…). Ngâm đậu tương 1 ngày cho nở; đãi vỏ; cho tất cả đậu + nước lã vào máy xay sinh tố xay cho mịn; lọc dung dịch trên qua một cái rây; nước đã lọc cho vào cái xoong và đun lên (cỡ chừng 800C, hoặc nhìn thấy nước sủi tăm lên) thì đổ vào đó ít nước chua; đến khi chớm sôi thì tắt bếp, bắc nồi ra, đậy vung lại…
Chờ đến lúc đậu kết tủa hẳn lại thì đem ra lọc, bỏ nước đi. Thế là ta có một món đậu không hàn the, không phụ liệu nguy hiểm, sẵn sàng cho việc chế biến các món ăn thơm ngon.
Thịt quay
[img]http://docbao.vn/NewsMedia/assets/Nam2008/image_20080829/vh%20an%202.jpg[/img]
Thịt quay bày bán ngoài thị trường bị nhiễm độc phẩm màu với mức độ khác nhau vì thế bạn nên tự làm món này ngay tại nhà
Thịt quay là món khoái khẩu của nhiều người. Tuy nhiên, theo kết quả kiểm tra của các cơ quan chức năng, có tới 2/3 mẫu thịt quay bày bán ngoài thị trường bị nhiễm độc phẩm màu với mức độ khác nhau, tồn dư kim loại nặng độc hại cũng chiếm đến 77%. Mặt khác, do đặc thù của món ăn (tẩm ướp gia vị, quay giòn thơm ngon) rất dễ đánh lừa khẩu vị nên rất nhiều loại thịt quay trên thị trường được chế biến bằng các loại thịt biến chất, thịt gia súc, gia cầm bị bệnh…
Hậu quả: Dùng thức ăn có phẩm màu loại này ở liều lượng cao có thể gây ngộ độc cấp, dùng với lượng ít hơn nhưng lâu ngày dễ dẫn đến ung thư. Theo thống kê của Vụ Y tế dự phòng, 17% số vụ ngộ độc thực phẩm hàng năm liên quan tới phẩm màu. Số lượng các vụ ngộ độc do nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng… còn cao hơn nhiều lần.
Giải pháp: Thịt quay thực ra rất dễ làm nếu có lò quay thịt bake (loại nhỏ, dùng trong gia đình). Bạn có thể làm sẵn gia vị ướp dùng cho nhiều lần và bảo quản trong tủ lạnh. Loại gia vị này bao gồm; Seasoning Salt, bột ngũ vị hương, bột làm xá xíu.
Trước khi quay ướp thịt với hỗn hợp này khoảng 5- 6 tiếng. Sau đó, pha 1/3 muỗng cà phê Baking Soda với 3 muỗng súp dấm trắng nhỏ cùng 5 giọt màu đỏ, 5 giọt màu vàng, quết hỗn hợp này lên da của những miếng thịt, để chỗ thoáng gió cho đến khi miếng thịt da khô lại, mới đem quay. Đảm bảo miếng thịt quay ở nhà thơn ngon, ròn rụm, khỏi lo “ngộ độc tập thể”.
Giá đỗ
[img]http://docbao.vn/NewsMedia/assets/Nam2008/image_20080829/vh%20an%203.jpg[/img]
Gần đây, nhiều người lo ngại trước hiện tượng người làm giá sống sử dụng các loại hóa chất tăng trưởng để rút ngắn thời gian tăng trưởng và giữ cây giá tươi lâu, trắng, căng mọng, giòn
Cũng là một loại thực phẩm làm từ đậu (đậu nành, đậu xanh) nên có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt tốt với phụ nữ vì có rất nhiều vitamin C, caroten, chất khoáng, làm cho mái tóc óng mượt và còn có thể làm giảm béo. Tuy nhiên, gần đây, nhiều người lo ngại trước hiện tượng người làm giá sống sử dụng các loại hóa chất tăng trưởng (của Trung Quốc) để rút ngắn thời gian tăng trưởng và giữ cây giá tươi lâu, trắng, căng mọng, giòn…
Hậu quả: Không thể kể hết được những hậu quả tiềm ẩn của việc dùng các loại hóa chất kích thích tăng trưởng không rõ nguồn gốc. Thông thường giá đậu cần ít nhất 3 ngày (mùa hè) và khoảng 6 ngày (mùa đông) để cho ra thành phẩm, nhưng các loại hóa chất này cho ra giá sống chỉ sau khoảng vài tiếng ngâm ủ đậu.
Giải pháp: Cũng như trồng rau mầm, làm giá sống vừa là một hình thức cải thiện đời sống, vừa có thể được xem là một thú vui. Chọn đậu nành, đậu xanh loại tốt, hạt mẩy. Sau đó đem đãi sạch cát và bột vỏ, dội kỹ bằng nước sạch. Cho đậu vào nồi, xoong.. phía dưới lót lá tre, đổ đậu lên, xong lại cho vào một lớp lá khác đậy kín lên mặt, đặt vỉ tre lên, cài que chặt lại để khi nghiêng hoặc úp nồi xuống đậu cũng không rơi ra được.
Cho nước vào nồi ngâm 30- 60 phút, sau đó gạn ra để nghiêng nồi lại. Chú ý là nước để ngâm và cho “uống" hàng ngày phải là nước sạch. Khi thấy cây giá mọc dài, mập, hai mảnh của hạt đậu đã teo lại, có màu vàng tươi là lúc chất protein dự trữ đã chuyển hết thành đường dễ tiêu, nên cây giá mập mạp, ngon và hết mùi tanh đậu. Ủ như vậy thì 1kg đậu sẽ được 5- 6kg giá.
Dưa muối
[img]http://docbao.vn/NewsMedia/assets/Nam2008/image_20080829/vh%20an%204.jpg[/img]
Dưa muối vốn là món ăn kèm, không nên ăn nhiều vì hàm lượng muối thường rất cao
Món ăn cổ truyền được rất nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, việc buôn bán các loại dưa muối trên thị trường hiện nay được coi là… “hái tiền từ đồ bỏ đi". Nguyên liệu để làm dưa muối thường là các loại đã bị thối, hỏng, vứt bỏ được tận dụng lại. Quá trình chế biến rất mất vệ sinh. Chưa kể đến việc để dưa mau chín và giòn họ phải trộn thêm dấm và một số hóa chất (đáng kể nhất là hàn the).
Hậu quả: Dưa muối vốn là món ăn kèm, không nên ăn nhiều vì hàm lượng muối thường rất cao. Loại dưa muối xổi đúng quy cách nhưng ăn quá sống cũng có thể gây ngộ độc nitrat. Các loại dưa muối trôi nổi trên thị trường dễ dàng gây ra tình trạng đầy bụng, ăn không tiêu hoặc ngộ độc, nôn mửa, tiêu chảy… do mất vệ sinh và tồn dư các loại hóa chất độc hại (cả trong nguyên liệu và trong quá trình chế biến).
Giải pháp: Món dưa muối thực ra rất dễ làm. Công thức chung cho nước muối dưa là 3 muối - 1 đường (1 lít nước cho ba thì súp muối bột và 1 thìa súp đường). Nấu hỗn hợp muối đường cho sôi và tan hết, sau đó để thật nguội và đổ vào hũ (vại) sau đó cho ngập nguyên liệu. Để từ 1 đến 3 ngày (tuỳ loại dưa), khi dưa có màu xanh ngả vàng là dùng được. Lần muối dưa sau bạn có thể tận dụng lại nước muối dưa cũ (nếu chưa có váng), chỉ cần thêm muối cho vừa mặn mà không cần thêm đường. Nên lưu ý muối dưa bằng hũ sành hoặc thuỷ tinh, không muối dưa bằng các vật dụng bằng nhựa và kim loại.
Ô mai và mứt
[img]http://docbao.vn/NewsMedia/assets/Nam2008/image_20080829/vh%20an%205.jpg[/img]
Nguyên liệu làm mứt và ô mai có thể là bất kỳ loại củ quả nào tuỳ theo khẩu vị của bạn
Vì chúng chỉ là những món ăn vặt nên nhiều người “bỏ qua” những tác hại mà chúng đem lại. Tuy nhiên, ô mai và mứt trôi nổi trên thị trường có thể được coi là một “ổ” nấm mốc, bụi bẩn, vi trùng, vi khuẩn gây bệnh… do quá trình chế biến thường cực kỳ mất vệ sinh (phơi nguyên liệu ngoài đường: chế biến cạnh cống rãnh, chứa đựng trong các thùng nhựa không đảm bảo vệ sinh…) Chưa kể đến các loại phẩm màu và hóa chất bảo quản, chất chống mốc, chống thối rữa…
Hậu quả: Mứt hay ô mai có hàm lượng đường cao, lại được đun nấu kỹ nên cũng diệt khuẩn tốt. Nhưng nếu môi trường xung quanh không sạch thì bụi bặm, vi khuẩn và các chất độc từ ngoài có thể xâm nhập, có hại cho người dùng.
Giải pháp: Nguyên liệu làm mứt và ô mai có thể là bất kỳ loại củ quả nào tuỳ theo khẩu vị của bạn. Cách làm mứt có phần đơn giản hơn. Cách làm ô mai của truyền của người Hà Nội có thêm đôi chút cầu kỳ nhưng cũng chỉ qua 5 bước: Nguyên liệu ngâm rửa sạch rồi để thật ráo nước. Xếp vào một cái lọ rồi rắc muối lên trên. Đậy lọ thật kín rồi để ở nơi khô ráo trong 2 tuần. Phơi hoặc sấy khô tùy theo loại ô mai bạn muốn làm.
Bước cuối cùng chỉ là rắc thêm đường, gừng, cam thảo, ớt hay xào lên cũng rất ngon. Ô mai làm đúng cách ngoài món ăn vặt còn có thể dùng để chữa một số bệnh như ho, cảm lạnh, đầy bụng, ăn uống không tiêu…